BÀI VIẾT PHỔ BIẾN
print this page
BÀI MỚI NHẤT

Kinh Thánh là bí quyết tạo ra các Thiên Tài người Do Thái – Giáo Sư đoạt giải Nobel tiết lộ

Sau khi hai giáo sư người Do Thái sống ở Mỹ đoạt giải Nobel Hóa Học năm nay, điều này đặt ra câu hỏi: “Tại sao người Do Thái đoạt rất nhiều giải Nobel, mặc dù tỷ lệ dân số của họ rất nhỏ ? “



Khoảng 20%  người đoạt giải Nobel là người Do Thái, nhưng người Do Thái chỉ chiếm chưa đầy 0,2% dân số thế giới. Tính từ thời điểm này đã có 194 người Do Thái nhận được giải Nobel trong tất cả mọi lĩnh vực. Xem chi tiết các giải thưởng Nobel của người Do Thái tại đây.

Một giả thuyết khá phổ biến đã được nêu trong một bài luận vài năm trước đây tên là “Thiên Tài người Do Thái” của tác giả Charles Murray, người tạo ra ý tưởng về siêu gen. Ông viết rằng “trong gen của người Do Thái có một điều gì đó làm chỉ số IQ của họ rất cao.”

Tuy nhiên Robert Aumann, một người Do Thái đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 2005 đã tiết lộ rằng,  điều tạo ra các thiên tài người Do Thái là do truyền thống đọc Kinh Thánh.

Ông nói : “Học Kinh Thánh là sự theo đuổi tri thức, và phải đặt điều này lên hàng đầu để theo đuổi các mục đích khác”. Trong một buổi nói chuyện trên đài phát thanh Quân Đội Do Thái, ông cũng nói “Học Kinh Thánh làm cho đất nước cũng như con người đạt được chất lượng tốt nhất và cao nhất.”

Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước. ( Giô-Suê 1:8 )



Rất nhiều người Do Thái thành công trên lĩnh vực khoa học, y học, kỹ thuật, nghệ thuật, phát minh, sáng kiến, thương mại như:

Albert Einstein, *Sigmund Freud, *Marie Curie, Michael Dell, Levi Strauss, Alan Greenspan, Zino Davidoff, *Marcel Tolkowsky, Giacomo Meyerbeer (nhà soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc, nổi tiếng thế kỷ 18), Frank Kafka văn hào Do Thái Tiệp-Áo-Hung; Jakob Ludwig Felix Mendelssohn Bartholdy (nhà soạn nhạc, điều khiển dàn nhạc, nghệ sĩ đàn dương cầm, đàn đại phong cầm nổi danh thế kỷ 19); Leonard Bernstein, Bob Dylan, Marc Chagall, *Friedensreich Hundertwasser, *”Warner Brothers”, *John Jacob Bausch, Charles Spencer Chaplin, Steven Spielberg; Harrison Ford (cha người Ireland, mẹ Liên xô gốc Do Thái); Jane Seymour (mẹ gốc Hà Lan, cha Do Thái Anh Quốc ); Lorne Greene đóng vai Ben Cartwright trong phim cao bồi Bonanza (cha/mẹ Do Thái đông Âu); Woody Allen; Roman Polanski (mẹ gốc Liên xô, cha Do Thái Ba lan); Paul Newman (mẹ người Tiệp, cha Do Thái); Kirk Douglas (cha/mẹ Do Thái Liên xô); Garry Kasparov (hạng nhất thế giới cờ vua 1985-1993 cha người Do Thái Armenia, mẹ người Armenia vùng bị Liên xô chiếm đóng); Michel de Nostredame (dược sĩ, thiên văn học, tiên tri Nostradamus, người Do Thái Pháp), v.v.

*Sigmund Freud (Sigismund Schlomo Freud): nhà tâm lý học người Do Thái sống tại Áo.

*Marie Curie (Maria Salomea Sklodowska): gốc Do Thái Ba Lan, cha là người Do Thái.

*Marcel Tolkowsky: nhà toán học người Bỉ, phát minh kiểu cắt hột xoàn “brilliant cut”.
*Friedensreich Hundertwasser (Friedrich Stowasser): Người Do Thái sống ở Áo, có rất nhiều tài năng, là họa sĩ, kiến trúc sư nổi danh, biết 7 ngoại ngữ, đạo diễn phim,…
*Warner Brothers (Jack, Samuel, Harold, Albert Eichelbaum): hãng phim “Warner Bros , Inc.”
*John Jacob Bausch: người Do Thái sinh tại Đức, di cư sang Mỹ. Sáng chế mắt kính mát hiệu “Ray Ban” đặc biệt cho phi công.

Tin Bài: Quốc Anh
Lược Dịch: www.israeltoday.co.il

0 nhận xét

NHỮNG CHUYỆN THẬT NGẮN NHƯNG GỢI NHIỀU SUY TƯ


Chung Riêng - Nga Miên


Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chungtrường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên… 


Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…  
Bàn tay

Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.

Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai. 

Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình. 

Vòng cẩm thạch  - Jang My 

 
Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. 

Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: 
-Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. 
Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng. 

Ngậm ngùi 
 
Ba mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang, cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối, má gói bánh – nấu. Sáng, nhỏ út bưng bán. Má mượn xuồng đi chợ, áo thâm kim, nón lá rách.
Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má thấy, bơi xuồng riếttheo, goi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi quay mặt đi tiếp. Má tủi, gạt dầm, cúi mặt khóc.Nước mắt má làm xuồng quay ngang!
 
  
Tết   Phạm Thiên Phú 
 
Ngồi một mình trong căn phòng chung cư ở tầng 15, anh đón Tết một cách lặng lẽ. Ở nơi này vẫn có bánh chưng, bánh tét, vẫn có pháo, có hoa nhưng hình như vẫn thiếu một thứ gì đó.
Đã 35 cái Tết tha hương nhưng hình như trong anh vẫn còn tìm kiếm, dẫu rằng sự tìm kiếm đó ngày càng nhạt nhòa theo năm tháng. Phải chăng ‘thứ ấy’ là hương vị Tết quê nhà?
“Phải đi ngủ sớm thôi” Anh tắt đèn tự nhủ, “Mai còn phải đi làm…”
 
  
Lương tâm  -  TrầĐình Ba 
 
Con ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ run run dúi trăm nghìn vào túi “lương y”… Bác sĩ thân mật: “Nằm giường này cháu, đừng lo có bác!”. Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho con. Lương tâm? 
  
Xứ lạ quê người - Trần Ninh Bình 
 
Qua xứ người được vài năm thì ông anh họ của tôi bắt đầu gởi tiền về, giục các con lo học tiếng Anh và vi tính đẻ mai mốt qua đó có thể dễ dàng kiếm việc làm. 
Hôm vừa rồi, anh gọi điện về thăm gia đình chúng tôi, tôi hỏi anh có địa chỉ eMail chưa để tiện liên lạc, giọng anh chùng hẳn xuống: ” Suốt ngày hết rửa bát lại dọn bàn trong quán, anh có thì giờ đâu mà biết đến những thứ hiện đại đó hả em?! “. 
  
Nghĩa tình  - Nguyễn Quang Lâm 

 
Bố bị tai biến mạch máu não, nằm liệt giường. Em phải xin nghỉ việc để về nhà phụ mẹ chăm sóc bố. Hơn năm sau, bố mất. Em lại phải đi làm xa kiếm tiền gởi về cho mẹ trả nợ nần, thuốc men. Mãi bươn chải vì chén cơm manh áo, hơn ba mươi tuổi vẫn chưa lập gia đình.
Anh hai giục mẹ bán nhà ra ở với ảnh, có dâu có cháu cho vui tuổi già.
 
Ngày về căn nhà ngày xưa đã đổi chủ, em chỉ còn biết khóc. 
  
  
Bóng nắng, bóng râm

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:

- Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con

Lúc nắng, mẹ kéo tay con:

- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố.

Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:

- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.

Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?

Trời vẫn nắng, vẫn râm...

...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

Câu Hỏi 
Nguyễn Hoài Thanh 

Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
Cuối buổi học.
- Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
- Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về".
- Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen...
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
- Tao không có ba mẹ thì chào ai?
- ...
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay. 


Ba Và Mẹ 
 Mai 

Mẹ xuất thân gia đình trí thức nghèo, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng được học nhưng là con nhà nông “chánh hiệu”.
Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa.
Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em nó thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn đúng và thắng.
Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện.
Tối ba nói sảng điều gì đó không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe mẹ nói “Đúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi. Nó thút thít khóc.
 
  
Tình Đầu 

Hứa Vĩnh Lộc 

Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi:
- Ba tìm gì vậy?
- Tìm tuổi thơ của ba.
- Chưa tới nhà nội mà?
- Ba tìm thời học sinh.
- Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?
- À, ba tìm người... ba thương.
- Ủa, không phải ba thương mẹ sao?
- Ừ, thì cũng ... thương.
- Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.
- Ba cũng không biết.
Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp.


Bão 
Nga Miên 

Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa.Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, tivi báo bão. Đêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...
Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.


Khóc 
Bùi Phương Mai 

Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.

 Đánh Đổi - Song Vũ 

Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật.
 Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.

Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.

Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.  

  
Mẹ tôi -Nguyễn Thánh Ngã 

Mẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi thiếu tháng.
 Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.
Túi khoai thối- unknown 

Thử hình dung những cơn giận dữ của ta như những củ khoai, mỗi lần giận là bỏ vào túi một củ, ngày càng nhiều và chúng dần thối đi. Nếu không biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, cứ giận họ mãi thì với ta chẳng lợi ích gì, họ cũng chẳng vì ta giận họ mà mập hay ốm đi, còn ta khác nào phải mang theo túi khoai vừa thối vừa nặng. Nếu biết bỏ qua, ta sẽ có nhiều bạn, không còn phiền lòng vì túi khoai thối ấy.
0 nhận xét

8 món quà vô giá mà không tốn tiền



1.Món quà từ sự lắng nghe:

      Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn chú ý, không ngắt ngang, không mơ màng, chỉ lắng nghe để cảm nhận và thấu hiểu. Đó là món quà vô giá thứ nhất bạn có thể dành cho người khác đặc biệt là những người thân yêu của mình.

2. Món quà từ sự trìu mến:

      Hãy thể hiện sự trìu mến với những người thân yêu bằng những lời nói ân cần và cử chỉ trìu mến, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu.

3. Món quà từ sự vui tươi:

    Hãy cắt những biến họa, chia sẻ những mẩu chuyện cười và những tin vui nhộn cho các cộng sự và người thân. Họ sẽ hiểu và cảm nhận rằng bạn luôn muốn chia sẻ niềm vui và do đó họ sẽ dành cho bạn những điều to lớn hơn.

4. Món quà từ những mẩu giấy viết tay:

      Hãy viết ra từ những lời chân thật, dù rất ngắn, nó có sức mạnh phi thường đấy, dù nó là dòng chữ “cảm ơn bạn đã giúp đỡ tôi” hay “xin lỗi vì mình đã quá nóng với bạn”. Hay thậm chí một bài thơ hay một lời khuyên đẹp. Chính những điều nho nhỏ đó, có thể đi suốt cuộc đời ta.

5. Món quà từ sự khen ngợi:

      Sự ngợi khen thật lòng có sức mạnh không ngờ, đó có thể là “chiếc áo đỏ thật tuyệt với bạn” hay “một bữa ăn rất ngon” có thể đem lại niềm vui cho người khác suốt cả ngày.

6. Món quà từ sự giúp đỡ:

     Mỗi ngày hãy chủ động àm một vài điều tử tế, bạn sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ và nhẹ nhàng.

7. Món quà của sự yên tĩnh:

      Hãy luôn nhạy cảm về điều này và để sự yên tĩnh cần thiết cho người khác cũng như có những lúc bạn cần sự yên tĩnh ấy.

8. Món quà từ sự thân thiện:

     Hãy vui vẻ nói “Xin chào”, “Hi”, “Hello”, “khỏe không? Mọi việc ổn chứ”… điều thật dễ dàng nhưng sẽ đọng lại hình ảnh tốt của bạn nơi người thân.

Nguồn: http://www.hatgiongtamhon.info/diendan/showthread.php?18749-8-mon-qua-vo-gia-ma-khong-ton tien&p=35737#post35737#ixzz1d2E2Sgv6
0 nhận xét

Chương trình Thánh Nhạc & Truyền Giảng tại Hội Thánh Đại Hưng



      
   Vào ngày 16-17 tháng 07/2015 Hội Thánh Đại Hưng đã tổ chức chương trình Thánh Nhạc & Truyền Giảng. Chương trình với chủ đề: Đường nào dẫn đến hạnh phúc thật? Diễn giả: Mục Sư Dương Quang Thoại, số lượng người tham dự trên 100 người  mỗi đêm.






Truyền giảng 2015

0 nhận xét

Chương trình Global Youth Day 2015 tại Việt Nam



   
       Global Youth Day 2015 (GYD15) là ngày thanh niên Cơ Đốc Phục Lâm toàn cầu sẽ đồng loạt tổ chức các chương trình dưới hình thức và địa điểm khác nhau tại các khu vực ngoài xã hội. Đây là chương trình mang tính chất cộng đồng, nhằm hướng đến những người xung quanh trong xã hội như tổ chức các chương trình từ thiện, thăm viếng, chăm sóc tại các trung tâm mồ côi, khuyết tật, bệnh viện, trường học...

Ngày thanh niên toàn cầu
   
       Với tinh thần hành động trong đức tin, làm chứng về tình yêu thương của Chúa cứu thế Giê-su, chúng tôi sẽ tổ chức một chương trình GYD15 với chủ đề “Hãy là một bài giảng sống”. Chương trình thu hút sự tham gia của các thân tín hữu và ban thanh niên Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm Phú Nhuận, đặt biệt là nhóm tình nguyện OYIM (one year in mission). Những hoạt động tiêu biểu trong chương trình gồm: hớt tóc miễn phí, văn nghệ, chơi trò chơi, kể chuyện giáo dục, hướng dẫn kỹ năng

   
        Chương trình sẽ được tổ chức vào lúc 14h00 -16h00 ngày 21/03/2015 tại Chùa Kỳ Quang II (154/4A Lê Hoàng Phái, P.17, Q. Gò Vấp). Để biết thêm chi tiết và đăng ký tham gia xin liên hệ ngay với số điện thoại 0906.922.314 (gặp Ngân) hoặc gửi email nganbaole@gmail.com. Đặt biệt, 20 bạn đăng ký đầu tiên sẽ được tặng 01 áo đồng phục của chương trình.

Nguyễn Văn Thi
0 nhận xét

KHOA HỌC DẪN ĐẾN THIÊN CHÚA


0 nhận xét

NHẠC XUÂN






DANH MỤC NHẠC XUÂN





















0 nhận xét

Thương Tiếc Một Người Chị

Tình thân tôi có với chị Bích Hoa, hay đúng ra giữa gia đình Ba Má và các anh em tôi với gia đình ông bà Trương Khôi (thân phụ chị), cũng dài hơn nửa thế kỷ! 

Ba Má tôi khi dọn về Miền Trung truyền giáo từ cuối năm 1953, và trong 7 năm hầu việc Chúa tại Miền Trung, họ đã mở mang và tổ chức các hội thánh trong các vùng lân cận thành phố Đà Nẵng là Quảng Huế và Đức Mỹ. Gia đình ông bà Trương Khôi là trong những gia đình tín hữu rất thân tình và rất sốt sắng ủng hộ và giúp đỡ công việc Chứa trong những năm Ba Má tôi ở Miền Trung.

Chị Bích Hoa bằng khoảng tuổi các anh lớn của tôi. Họ đều ở trong lứa tuổi 15, 16 những năm cuối thập niên 1950. Theo trí nhớ của tôi thì chị đã là trưởng ban thanh niên thiếu nữ của nhà thờ Quảng Huế. Những dịp giáng sinh Ba tôi giúp thanh niên các nơi tập dượt cho chương trình Mừng Chúa Giáng Sinh. Là mục sư quản nhiệm cả vùng Miền Trung, ba tôi đã soạn những vở kịch, viết những bài thơ và tập hát cho ca đoàn các hội thánh. Anh David của tôi, khi nhắc về những thanh niên lớn hơn anh vài tuổi của các hội thánh Miền Trung, anh thường nhắc lại với
một lòng thương mến và cảm phục, “Chị Bích Hoa giúp điều khiển thanh niên thiếu nữ của nhà thờ Quảng Huế, chị giỏi lắm, mỗi năm chị luyện tập họ múa hát làm kịch cho chương trình nô-ên.” 

Kỷ niệm, có lẽ tôi nhớ về chị Bích Hoa đầu tiên, là những ngày Trại Hè Toàn Quốc ở Non Nước. Chị là trưởng phái đoàn thanh niên hội thánh Quảng Huế, và chị rất thương và chìu chuộng tôi (vì lúc ấy tôi chỉ mới có 5 tuổi!). Và kỷ niệm kế tiếp có chị là khi Ba tôi vào Quảng Huế giảng bố đạo, và các chị em chúng tôi đi theo Ba. Chị Bích Hoa dẫn cả đoàn trẻ con “thành phố” năm, sáu đứa đi ra xem ruộng đồng miền quê. Lần đầu tiên nhìn thấy con trâu to lớn tôi đã hoảng sợ, chạy trên con đường đê; khổ thay, có một người nông dân vùng quê, lần đầu đi xe đạp trên con đê, không tránh kịp đã tông vào tôi và tôi bi xe đạp cán gãy chân. Kỷ niệm ấu thơ, vui có buồn có, làm tôi nhớ hoài gương mặt chị Bích Hoa. Chị rất đẹp. Có lẽ vì vậy mà trong trí nhớ của một đứa trẻ thơ, khi nghe người ta hát lời bài ca, “Buồn viết nên bài ca, vì nhớ thương đời hoa, dịu dàng khoe sắc màu, mặn mà .  .  .” tôi cứ tưởng là lời ca người ta viết tặng chị Hoa.
Fast-forward 50 năm sau. Chị Bích Hoa cư ngụ tại San Jose, California. Mỗi lần ghé thăm hội thánh Milpitas, tôi lại có dịp thăm hỏi hàn huyên với chị. Tình chị em từ thửa thiếu thời, vẫn không phai màu, vẫn thân tình như thửa nào. Ngày tôi ra mắt sách văn phẩm của tôi, lúc ấy chị vẫn còn mạnh khỏe và còn hoạt động đắc lực trong các hội đoàn và cộng đồng Người Việt tại San Jose, chị đã giúp giới thiệu cho tôi có được những buổi nói chuyện và phỏng vấn sách mình trên đài phát thanh. Năm 2012, khi chị hay tin chúng tôi muốn tổ chức một nhóm tín hữu Cơ Đốc đi một cuộc hành trình sang Israel để viếng thăm những vùng đất đã mang dấu bước chân Đức Chúa Jesus, chị là người đầu tiên đã gọi tôi hàng tuần nói rằng chị muốn được tham gia trong chuyến du hành ấy. Rất tiếc là sức khoẻ chị có lúc không được ổn định, nên chị không cùng đi với chúng tôi trong chuyến đi ấy. Lòng tha thiết chị muốn được đi Israel cũng nói lên tâm lòng chị yêu mến Chúa biết là bao, và bày tỏ một con người yêu thích học Kinh Thánh. Chị muốn được chính mắt mình chứng kiến những nơi mà các câu chuyện Kinh Thánh mình học cả đời, đã xảy ra; hay được viếng thăm từng con đường, từng bờ biển Chúa đã làm phép lạ, và những núi đồi Chúa đã từng giảng dạy muôn ngàn người. 
Trong cuộc đời chúng ta, có những người bạn, người thân mà họ đã dự phần trong kỷ niệm của mình, nhất là những kỷ niệm thời thơ ấu. Những người thân thương ấy, dường như họ cũng đã chiếm ngự một góc nhỏ, một tí gì của trái tim chúng ta. Chị Bích Hoa, với tôi, chị đã là một trong những người ấy. Nghĩ đến chị, lòng tôi không khỏi nghĩ đến một câu, tuy là sáo ngữ người ta thường nói, nhưng thâm trầm làm sao, “thương hoài ngàn năm”.

“Thương hoài ngàn năm, chị Bích Hoa ơi; và em cũng muốn một lần gởi lời tiễn iệt cho chị,
‘Ngủ an trong Chúa nghe chị Hoa.’”

Ngọc-Liên, 18 tháng Giêng 2015




0 nhận xét

Thư phân ưu của Hội Thánh Đại Hưng

       
    Được nghe tin Trưởng Lão Lương Công Bội lâm bịnh nặng và đã ngủ an trong Chúa vào lúc 09h 00, ngày thứ Ba, 06 tháng Giêng, năm 2015 tại tư gia San Bernardino, California. Khi Ban trị sự thông báo cho bà con Hội thánh Đại Hưng để cầu nguyện thì mọi người rất buồn, vì mất đi một người có tấm lòng nhiệt huyết cho công việc nhà Chúa.  Hội thánh Đại Hưng cùng bà con trong Chúa xin chia sẻ nỗi buồn vì vắng đi một người đồng đức tin, một người anh em đồng công. Hội thánh còn nhớ cách đây vài năm vợ chồng Anh Bội đã có lần về thăm Hội Thánh Đại Hưng, động viên anh em phục vụ công việc Chúa và khuyên bà con giữ vững niềm tin, giúp đỡ nhau, tha thứ cho nhau trong tình yêu thương của anh em đồng đạo...

TL. LƯƠNG CÔNG BỘI
   Thay mặt Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm Đại Hưng, xin gửi lời thăm đến từng thành viên trong gia đình Trưởng Lão Lương Công Bội. Chia sẽ những nỗi niềm thương nhớ về người thân yêu đã mất đi. Nhưng tin tưởng rằng Anh đã giữ được niềm tin nơi Chúa Giê-xu Christ cho đến cuối cùng. Và ngày Chúa trở lại chúng ta sẽ gặp lại Anh trong sự vinh hiển của Đấng Cứu Thế. 
     
     II Ti-mô-thê 4: 7, 8 "Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài."
    Thay mặt Hội Thánh Đại Hưng phân ưu cùng gia đình.
                                                  
    TL. Nguyễn Văn Trí.

0 nhận xét
 
Support : Creating Website | Facebook Hội Thánh Đại Hưng
Copyright © 2013. Hội Thánh Đại Hưng - ALL RIGHTS RESERVED
Hội Thánh: Cơ Đốc Phục Lâm Đại Hưng
Địa chỉ: Mậu Lâm - Đại Hưng - Đại Lộc - Quảng Nam, điện thoại: 01667-970-046 | 01202-176-258